Cứ 10 trẻ em thì có 9 trẻ cho rằng mình không có, hoặc ít cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình với người có thẩm quyền ra quyết định. Có 3 vấn đề trẻ em muốn Chính phủ Việt Nam hành động mạnh hơn để giải quyết và cải thiện vấn nạn là xâm hại trẻ em, bắt nạt qua mạng, trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em...
Bố đẻ em có một người bạn kết nghĩa từ khi hai người trong quân ngũ. Vì bác này lập gia đình nhưng không có con, nên năm em 10 tuổi bố mẹ em đồng ý để em làm con nuôi của vợ chồng bác. Em đã chuyển lên Hà Nội ở cùng vợ chồng bác từ đó đến nay.
Con trai và con dâu tôi trước khi đến với nhau đều đã qua một lần đò. Do đó, khi về sống cùng nhau có đủ "con anh, con em, con chúng ta".
Theo ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam VNISA, hiện nay có 2 nhóm phụ huynh với 2 cách bảo vệ trẻ trên không gian mạng. Thứ nhất là nhóm “phòng thủ” một cách triệt để - tức là ngăn chặn, giám sát triệt để. Nhóm thứ 2 “phòng thủ” một cách chủ động – tức là bằng công nghệ, họ có thể biết và hiểu con đang làm gì.
Tôi kết hôn với một người đã từng ly hôn. Cưới xong, tôi mới biết chồng tôi hiện đang thực hiện việc cấp dưỡng cho vợ cũ. Khi làm thủ tục ly hôn do điều kiện sống khó khăn, ốm đau bệnh tật, cô ấy muốn chồng tôi cấp dưỡng sau ly hôn. Anh ấy đã đồng ý và thực hiện cấp dưỡng gần 3 năm nay.
Tại Nhà trưng bày Triển lãm – Trung tâm thông tin, triển lãm và điện ảnh thành phố Hải Phòng (Sở Văn hóa - Thể thao Hải Phòng) vừa diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh tư liệu với chuyên đề "Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình".
Chúng em quê đều ở xa, đang là công nhân làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội và tạm trú ở ngay gần đó.
Trước khi chúng tôi kết hôn, bố mẹ cô ấy tặng cho con gái một ngôi nhà, còn tôi được bố mẹ mua cho một chiếc xe ô tô. Sau khi cưới, tôi vẫn nghĩ nhà, xe ô tô đều là tài sản chung của vợ chồng. Sau 5 năm, tình cảm của vợ chồng tôi đổ vỡ dẫn tới ly hôn.
Cuộc sống hiện đại đang khiến cho nhiều người lựa chọn sống trong mô hình gia đình hạt nhân, khiến mô hình gia đình truyền thống dần mai một. Theo đó, những giá trị của gia đình truyền thống đang dần bị nhiều người "bỏ rơi".
Để tăng cường các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chuẩn bị Chỉ thị về tăng cường các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.